Hiện nay nhu cầu sử dụng inox đang ngày càng phổ biến. Con người sử dụng inox với nhiều mục đích khác nhau phục vụ cho hoạt động đời sống hằng ngày. Vậy inox là gì? Đặc điểm của nó ra sao? Chúng có công dụng thế nào? Trên thị trường hiện nay có bao nhiêu loại inox? Các loại inox nào là phổ biến? Đặc điểm mỗi loại? Mua inox ở đâu uy tín, chất lượng nhất? Cùng XNK Hoàng Kim tham khảo bài viết sau đây để có thêm nhiều thông tin và kiến thức bổ ích.

Quý khách hàng có nhu cầu báo giá inox, mua hoặc tư vấn về sản phẩm tại XNK Hoàng Kim vui lòng liên hệ:

Số Hotline: 096.6789.304

Địa Chỉ: 188A Hoàng Hữu Nam, Phường Long Thạnh Mỹ, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

1. Inox là gì?

Inox là một vật liệu thường xuyên xuất hiện trong các đồ dùng trong nhà. Inox là tên gọi viết tắt từ tiếng Pháp là Inoxydable, hiện nay người ta thường biết đến và gọi một cái tên gần gũi hơn là thép không gỉ hoặc thép inox. Inox là một dạng thép không gỉ được làm từ hợp kim Sắt, Niken, Crom, trong đó với hàm lượng Crom thấp nhất là 10.5%.

Đây là một loại vật liệu có độ bền cao, khó bị ăn mòn và ít bị biến màu hơn. Nếu hợp kim thép này chứa hàm lượng Crom càng lớn thì độ bền cũng như khả năng chống ăn mòn càng cao. Inox có bề ngoài sáng bóng, dù được sử dụng trong thời gian dài độ sáng của nó vẫn không thay đổi mặt khác còn sáng hơn.

Inox có độ bền cao, khả năng ứng dụng trong đời sống đa dạng

Là một loại vật liệu bền bỉ, đẹp người ta thường tận dụng và ưa thích sử dụng sáng chế ra nhiều loại đồ dùng cần thiết trong gia đình chẳng hạn đồ dùng nhà bếp, xây dựng,… Với những đặc tính và công dụng tuyệt vời của nó, inox chắc chắn là một loại vật liệu đa năng, hoàn hảo mang đến sự hài lòng cho khách hàng mà không một loại nào có thể thay thế.

2. Nguồn gốc của inox

Để sáng tạo một loại vật liệu có tính ứng dụng cao, không bị mài mòn và có độ bền thì Hary Brrearley – một chuyên gia người Anh đã tìm ra và sáng chế thành công vào năm 1913. Ông đã mày mò nghiên cứu và sáng chế ra inox, ông thực hiện giảm lượng Cacbon trong thép và tăng lượng Crom lên (0.24% C và 12.8% Cr) để xem những đặc tính của nó có phù hợp với mục đích của mình.

Inox xuất hiện từ lâu đời và được nhiều người biết đến, sử dụng

Nhờ có phát hiện này, hãng thép của Đức là Krupp cải tiến vật liệu hơn, bổ sung thêm nguyên tố Niken vào. Từ đó, hai mã thép mới ra đời là mã 300 và 400 trước chiến tranh thế giới thứ hai.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Hatfield – một chuyên gia người Anh đã tiếp bước nghiên cứu và thay đổi tỷ lệ giữa Crom và Niken và thay đổi theo tỷ lệ 18/8 (8% Ni và 18% Cr) và tạo ra loại thép không gỉ 304 như bây giờ.

3. Phân loại inox

Inox được chia ra thành nhiều loại với nhiều đặc điểm tính chất khác nhau nhằm đảm bảo những tính chất phù hợp với nhu cầu sử dụng nhất. Inox được phân loại thành Inox 304, inox 430, inox 202, inox 201, inox316. Tuy nhiên, hiện có 3 loại inox phổ biến trên thị trường đó là inox 304, 201, 430.

Inox 304:

  • Đây là loại thép không gỉ có chứa thành phần Niken và Crom với tỉ lệ 10% Niken, 18% Crom.
  • Thép này do có hàm lượng Crom nên có khả năng định hình, chịu ăn mòn cao dù ở trong điều kiện môi trường như thế nào. Đặc biệt thép loại này không bị nhiễm từ khi đặt gần nam châm ở bất kỳ môi trường nào và có những đặc tính như mềm, dẻo, dễ uốn, dễ hàn.
  • Đây là loại thép an toàn khi tiếp xúc với thực phẩm, chúng ta thường thấy và được sử dụng phổ biến nhất, được ứng dụng trong sản xuất các đồ gia dụng, đồ dùng nhà bếp, công trình xây dựng, công nghiệp,…
Inox có khả năng định hình, chống ăn mòn cao

Inox 430:

  • Đây là loại inox có chứa từ 18% Crom và 0% Niken, có chứa nhiều sắt và tạp chất. có tính chất cơ học gần giống với các loại thép có hàm lượng Carbon thấp, thép mềm nhưng có đặc tính kỹ thuật tốt hơn.
  • Inox loại này có tính chống ăn mòn, định hình tốt, có khả năng chịu nhiệt cao, có thể chịu được bất kể các mối hàn nào để gia công các đồ vật một cách tiện lợi.
  • Thép này được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực như kiến trúc, sản xuất đồ gia dụng, các vật dụng trong nhà, máy rửa chén bát,… Tùy vào từng đặc điểm tính chất mà được sử dụng cho từng mục đích khác nhau.

Inox 201:

  • Inox 201 có chứa thành tố Mangan và Ni tơ cao hơn và giảm đi bớt thành tố Niken (18% Crom và 8% Niken).
  • Có tính chất mềm dẻo, độ bền cao và có khả năng chống ăn mòn hóa học tốt hơn mác thép truyền thống tương đương tuy nhiên vì tỉ lệ Niken thấp nên vẫn dễ bị rỉ sét hơn so với inox 304. Đặc biệt, inox 201 không mang từ tính nên không bị nam châm hút thích hợp ứng dụng nhiều vào các sản phẩm đề cao tính kháng từ.
  • Thép loại này được ứng dụng nhiều trong chế tạo các dòng phụ kiện inox, ngành thực phẩm, đồ uống, sản xuất các dụng cụ trong nhà bếp, cửa ra vào, bồn rửa chén bát, trong y tế và trong công nghiệp như van bi, van cổng, van bướm,…
Inox có tính chất mềm dẻo, dễ gia công

Bảng so sánh đặc điểm Inox 304, 430, 201

Đặc Điểm Inox 304 Inox 430 Inox 201
Khối lượng riêng Cao Thấp Thấp
Chống gỉ, Chống ăn mòn Khả năng chống gỉ, chống ăn mòn của 304 rất cao, cao hơn rất nhiều Inox 201 bởi có hàm lượng Crom và Niken cao lên đến 18% Crom , 10% Niken nên inox 304 được xếp đầu bảng về khả năng chống gỉ và ăn mòn. Inox 430 có khả năng chống gỉ kém bởi có hàm lượng Niken cực thấp thấp đến 0% nên kém hơn cả Inox 201 khá nhiều. Do hàm lượng Niken thấp nên Inox 201 được đánh giá là có khả năng chống gỉ và chống ăn mòn thấp hơn 304 khá nhiều
Độ bền Độ bền inox 304 tương đối cao nhưng lại thấp hơn inox 201. Tuy nhiên, do khả năng chống gỉ và ăn mòn cao hơn và sử dụng được lâu hơn trong nhiều trường hợp nên Inox 304 lại được đánh giá bền hơn rất nhiều. Độ bền của Inox 430 cũng được đánh giá cao tương tự inox 304 và inox 201. Độ bền rất cao có thể nói là cao nhất so với hai loại inox 304 và 430 nên cũng rất được ưa chuộng.
Giá thành Cao Thấp nhất Thấp
Từ tính Không bị nhiễm từ tính Có nhiễm từ tính Không bị nhiễm từ tính

4. Đặc tính của inox

Inox có nhiều tính chất và đặc tính đặc biệt. Tùy vào từng loại cụ thể sẽ có những đặc tính khác nhau, chênh lệch. Tuy nhiên chúng đều có những đặc điểm chung như sau:

  • Tốc độ hóa bền rèn cao
  • Độ dẻo lớn giúp uốn dẻo, bẻ cong một cách dễ dàng
  • Độ cứng và độ bền cao tùy vào từng loại hàm lượng có trong vật liệu.
  • Độ bền nóng vượt trội, chịu sự ăn mòn lớn.
  • Tính chống ăn mòn cao.
  • Có khả năng chịu nhiệt
  • Độ dẻo dai tuyệt vời dù ở điều kiện môi trường, nhiệt độ thấp.
  • Phản ứng từ kém nên không bị nam châm hút (chỉ riêng với dòng thép Austenit)
Inox có nhiều đặc tính đặc biệt và có độ bền cao

5. Cách phân biệt các loại inox trên thị trường hiện nay

Inox hiện được sản xuất rất nhiều trên thị trường, nhiều đơn vị bán inox với nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên bởi tính chất các loại inox dường như gần giống nhau nên dễ có thể làm giả, nhiều đơn vị đã lợi dụng những hiểu biết hiếm hoi của người không chuyên để bán với mức giá khá cao và chuộc lợi riêng. Vậy để phân biệt được những loại inox phổ biến trên thị trường, chúng tôi xin liệt kê một số cách để phân biệt như sau:

  • Phân biệt bằng cách nhìn các dấu in trên sản phẩm: Hầu hết các sản phẩm làm từ inox thường được dán tem hoặc dập chìm tên loại inox trên thân nên có thể dễ dàng kiểm tra bằng mắt thường. Tuy nhiên nếu trên sản phẩm một số loại không ghi rõ tên có thể kiểm tra bằng phương pháp khác dựa vào tính chất của nó chẳng hạn như dùng thuốc thử dung dịch, nam châm,…
  • Phân biệt inox bằng phương pháp hóa học: đó là dùng chất thử hóa học để thử, phương pháp này có độ chính xác cao nhưng thời gian phân tích lâu, giá thành lại mắc nên ít ai sử dụng.
Phần biệt các loại inox trên thị trường bằng phương pháp hóa học
  • Phân biệt theo khả năng nhiễm từ tính: Đó là dùng nam châm để thử, phương pháp này khá dễ phân biệt tuy nhiên dễ gây ra nhầm lẫn giữa các loại với nhau. Các loại inox có đầu mang mã số đầu 2…,3… hoàn toàn không bị nhiễm từ tính tuy nhiên, trong quá trình biến dạng dẻo khi nguội loại này sẽ có thể bị nhiễm pha sang một loại inox khác. Tức là inox biến dạng này có tính nhiễm từ như vậy rất dễ nhầm lẫn.
  • Phương pháp nhận biết theo tia lửa mài: Ở phương pháp này, người ta phải thật tỉ mỉ quan sát mới có thể thấy được sự khác biệt. Phương pháp này đòi hỏi rất cao về kĩ năng và trình độ chuyên môn, những kinh nghiệm vốn có từ người thợ. Đây là phương pháp hiệu quả những chỉ thường được dùng trong các xưởng sản xuất có quy mô. Do tính chất các thành phần có trong inox có những mức độ tỷ lệ khác nhau nên khi mài sẽ tạo ra những tia lửa có màu sắc khác biệt.
    • Đối với inox có đầu mã số 4… trong loại này có thành phần hóa học chứa nhiều Crom và rất ít Niken nên khi thực hiện phương pháp này tia lửa sẽ có màu cam sẫm, phần cuối tia lửa có phần giống như hình bông hoa nở và loại này thường có từ tính cao hơn các loại 2…, 3….
    • Đối với những inox có đầu mã số 2… Trong thành phần của loại này Niken được thay thế bằng Mangan nên khi mài chùm tia lửa sẽ có màu sắc cam sáng hơn, tia lửa dày thì sẽ có phần cuối xòe hoa nhiều cánh hơn loại số 3.
    • Đối với những inox có đầu mã số 3… các thành phần trong tia lửa này khi mài sẽ có màu vàng cam, số cánh hoa phần cuối sẽ có lửa ít, các toa lửa nhìn kỹ sẽ thấy những đốm sáng nhấp nháy dọc theo.
Cách nhận biết inox bằng tia lửa mài

6. Ứng dụng của inox trong đời sống hàng ngày

Inox được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày bởi những ưu điểm tuyệt vời mà chúng mang lại. Tùy vào những đặc điểm của từng loại inox mà mỗi loại được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau tạo nên sự đa dạng trong đời sống. Sau đây là một số ứng dụng điển hình:

  • Ứng dụng trong dân dụng: Dùng làm đồ gia dụng cần thiết trong mỗi gia đình bởi có giá thành rẻ, có tính chất dễ chịu ăn mòn. Các loại inox thường được sử dụng để làm đồ dùng như inox 430, inox 410, inox 409,…
  • Ứng dụng trong công nghiệp: Ứng dụng trong công nghiệp hóa dầu, sản xuất giấy, bột giấy, chế tạo tàu biển,… Những loại inox như inox 201, inox 205, inox 253 thường được dùng nhiều trong sản xuất công nghiệp vì tính chất của nó ít Niken nên có khả năng định hình làm được nhiều vật dụng cần thiết.
Inox có thể ứng dụng trong đời sống như các thiết bị y tế, đồ dùng gia dụng, xây dựng,…
  • Ứng dụng trong xây dựng: Như thiết kế cổng inox, cửa inox, lan can inox,…vì tính chất dễ chịu ăn mòn cao, có độ bền lâu do khó bị rỉ sét trong môi trường, không bị nhiễm từ và rất dễ uốn dẻo định hình nên thường được làm trong các công trình xây dựng, kiến trúc hiệu quả.
  • Ứng dụng trong y tế: Hầu hết các dụng cụ y tế đều được làm từ inox bởi độ cứng cáp cũng như khả năng chịu ăn mòn cao nên sử dụng sẽ rất an toàn, tăng tuổi thọ cho các vật dụng.

Tuy inox được ứng dụng rộng rãi với khả năng chịu ăn mòn và độ bền cao nhưng khi sử dụng cũng cần phải chú ý để đảm bảo sản phẩm có tuổi thọ lâu nhất có thể. Vệ sinh sản phẩm đúng cách, không dùng các loại lau kim loại để lau inox cũng như không dùng các chất tẩy rửa có chứa Clo vì Clo có thể ăn mòn sản phẩm.

Một số câu hỏi thắc mắc của khách hàng về các loại inox thông dụng

Inox là chất liệu khá quen thuộc trong đời sống con người tuy nhiên không phải ai cũng có thể hiểu hết được những tính chất cũng như đặc tính của từng loại. Sau đây là một số câu hỏi thắc mắc của khách hàng về inox mà chúng tôi ghi nhận được:

1. Inox có dẫn điện được không?

Inox có khả năng dẫn điện tuy nhiên dẫn điện kém khoảng 10-15%(Với đồng là 100%). Vì có tính dẫn điện nên khi sử dụng các sản phẩm làm từ inox cũng cần phải cẩn thận, chú ý an toàn.

2. Inox có hút nam châm không? Inox nào có khả năng hút nam châm? 

Như được biết, inox có tính từ tính đối với một số loại nên có thể hút được nam châm. Chẳng hạn như Inox 430 có từ tính nên có thể hút nam châm, inox 201 và 304 thì không nhiễm từ tính nên không có khả năng hút nam châm. Đây là một trong những phương pháp để kiểm tra và phân biệt các loại inox trên thị trường phổ biến, đơn giản.

3. Cách làm sạch nồi inox bị cháy như thế nào? 

Inox có độ sáng và bóng rất khó bám dính, tuy nhiên trong một vài trường hợp có thể khi sử dụng nồi bị cháy và dính đáy nồi thì rất khó để chùi rửa sạch hoàn toàn vì thế cần phải có phương pháp. Lúc này chỉ cần dùng nước cốt chanh, giấm, nước rửa bát và cọ sạch hoặc ở mức độ cao hơn có thể dùng các sản phẩm rửa nồi Inox chuyên dụng, baking soda hoặc nước lau kính, gif… Đây đều là những cách có thể làm sạch mảng bám, mảng cháy hiệu quả mà bạn có thể tìm thấy và mua tại nhà rất hữu ích.

4. Sử dụng inox trong chế biến những đồ dùng gia dụng có an toàn không?

Inox hoàn toàn an toàn khi tiếp xúc với thực phẩm nên bạn có thể yên tâm và sử dụng.

Inox hoàn toàn an toàn khi sử dụng, không gây bất độc hại đến cơ thể

Trên đây là những thông tin về khái niệm inox, các loại inox và cách phân biệt chúng. Bên cạnh đó, chúng tôi còn nêu ra được những thông tin về tính ứng dụng của inox, những câu hỏi thắc mắc thường gặp rất mong có thể giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu cũng như phân biệt được các loại inox trên thị trường để tránh mua nhầm hàng giả, kém chất lượng. Mọi thông tin chi tiết cũng như những câu hỏi thắc mắc vui lòng liên hệ với XNK Hoàng Kim để được giải đáp một cách chính xác nhất.

Thông tin liên hệ và giải đáp thắc mắc của khách hàng: 

XNK Hoàng Kim

Số điện thoại: 0966789304

Địa chỉ: 188A Hoàng Hữu Nam, Phường Long Thạnh Mỹ, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Website: hoangkimexim.com

Email: sale@hoangkimexim.com

5/5 - (1 Bình chọn)

Trả lời